Kênh thông tin tìm kiếm mua bán, cho thuê bất động sản, doanh nghiệp cung cấp vật tư xây dựng nhà cửa.
Trang tin BĐS hàng đầu Bình Dương

Quốc gia có diện tích lớn thứ 2 thế giới không đủ đất để bán, thị trường bất động sản 'nóng' chưa từng có

27/05/2021

Bất động sản nhà ở tại Canada đang "nóng" hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, bất chấp mối lo ngại về những đợt đấu thầu với mức giá vô lý và rủi ro bong bóng nổ tung, tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu ngày càng nghiêm trọng. Người mua dù muốn mua những căn nhà lớn, nhưng lại không thể vì… không có đất quanh những thành phố lớn. 

Quốc gia có diện tích lớn thứ 2 thế giới đang rơi vào tình trạng "cạn kiệt" đất. Các thế hệ người Canada luôn lên kế hoạch về việc mua một ngôi nhà tách biệt và một mảnh đất, nhưng giấc mơ này ngày càng xa vời, nhất là đối với những nơi mà họ muốn sinh sống.

Do đó, người Canada có thể sẽ phải tính toán đến những phương án khác như mua căn hộ và thuê nhà. Điều này có thể sẽ thay đổi cách tầng lớp trung lưu nước này làm mọi thứ từ chăm sóc gia đình cho đến tiết kiệm để nghỉ hưu.

Tại Canada, việc mua nhà từ lâu đã được coi là "con đường" chắc chắn nhất để đưa họ đến trạng thái an toàn đối với tầng lớp trung lưu. Trung bình, người Canada sống ở một trong những căn nhà lớn nhất trên thế giới, có tỷ lệ sở hữu nhà lớn hơn ở Pháp, Anh và thậm chí là Mỹ.

Theo dữ liệu tổng hợp từ các tổ chức bất động sản địa phương của Bloomberg, gần 60% doanh số bán nhà trong năm ngoái tại 18 cộng đồng trong và xung quanh Toronto, Montreal, Vancouver và Ottawa là những ngôi nhà biệt lập, dành cho 1 gia đình. Căn hộ chỉ chiếm khoảng 1/4 doanh số ở những nơi này.

screen-shot-2021-05-19-at-110903-162139751617014073140

Tỷ lệ nhà đã mua trong năm 2020 và đã được xây từ năm 2011-2020 tại các thành phố ở Canada (bao gồm nhà biệt lập, căn hộ và nhà trên phố).

Tuy nhiên, khi nhìn vào những gì đã được xây dựng ở những thành phố này và các khu vực người dân người dân đi làm ở những nơi khác (commuter town), thì tỷ lệ này lại đảo ngược hoàn toàn. 60% nguồn cung nhà ở mới là căn hộ và chỉ 25% là nhà biệt lập.

Sự khác biệt đó đã khiến các nhà thầu phải cạnh tranh để có nguồn cung nhà ở cho một gia đình. Theo dữ liệu từ Fed Dallas, năm 2020, giá nhà tham chiếu tại Canada đã tăng gần 15%, chỉ Luxemburg tăng cao hơn.

Dẫu vậy, các nhà phát triển bất động sản dường như không đưa ra động thái nào. Dù hoạt động xây dựng được triển khai để tăng số lượng nhà mới lên mức kỷ lục ở các thành phố lớn vào tháng 3, tỷ lệ nhà cho gia đình thực tế đã giảm xuống 19% từ mức 24% của năm trước, theo dữ liệu của chính phủ. Dù con số đã được cải thiện vào tháng 4, nhưng số lượng nhà mới lại tăng với tốc độ chậm lại trong cả tháng.

Robert Kavcic, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Montreal, cho biết: "Nếu có vấn đề thì đó là nằm ở nguồn cung mới. Chúng tôi không xây những ngôi nhà tách biệt cho 1 gia đình nữa. Nhưng về góc độ nhân khẩu học, thì đó lại là nhu cầu của thị trường. Do đó, chúng tôi đang gặp khó khăn ở đây."

Trong khi tổng diện tích của Canada là khoảng 10 triệu km2, tương đương với 40 lần diện tích của Anh, thì hầu hết người dân lại sống tập trung ở một số thành phố lớn gần biên giới với Mỹ. Giai đoạn "làm việc tại nhà" do đại dịch diễn ra đã biến những địa điểm nghỉ dưỡng cuối tuần, những khu nông nghiệp yên tĩnh thành các thị trường bất động sản "hot" nhất Canada.

Các thành phố ở Canada sở hữu những yếu tố đặc thù nên việc sử dụng đất ngày càng bị hạn chế với người dân. Vancouver nằm giữa Thái Bình Dương và những dãy núi, những quy định được giới chức đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng bành trướng đô thị đã biến Toronto và Ottawa thành những những hòn đảo có mục đích phát triển, trong khi Montreal thực sự là một hòn đảo.

Theo Bloomberg, Canada sẽ cần tăng số lượng căn hộ, đặc biệt là khi Thủ tướng Justin Trudeau có động thái thúc đẩy nhập cư sau đại dịch. Theo một báo cáo gần đây của Ngân hàng Nova Scotia, đất nước này đang có số lượng căn hộ/1.000 người thấp nhất trong nhóm G7.

Nhưng ngay cả khi tăng số lượng căn hộ, người Canada sẽ phải quen với việc sinh sống tại đó. Giulia Zaccagnini (42 tuổi) - một bác sĩ trị liệu, sống trong các căn hộ từ khi còn nhỏ, từ khi bà ở Pháp cho đến thời gian nhập cư đến Montreal. Tuy nhiên, khi đại dịch thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa, bà và chồng đã mua một khu đất biệt lập ở khu phố các thành phố khoảng 1 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, khi giá nhà được dự báo sẽ tiếp tục tăng, người Canada trong thời gian tới có thể sẽ có trải nghiệm nhưng những gì bà Zaccagnini từng chứng kiến ở Paris. Bà nói: "Tôi không biết ai sẽ là người sống trong những ngôi nhà. Đó là nơi dành cho người thực sự giàu có, tôi cho là vậy."

Tham khảo Bloomberg/cafeF

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN NHỮNG THÔNG TIN MỚI NHẤT